Hỗ trợ trực tuyến
vấn đề về tim mạch
Bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng thường do vi khuẩn HP gây ra, bên cạnh đó cũng có khá nhiều bệnh nhân bị loét do dùng lâu dài những loại thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen… vì vậy, trước hết bạn phải hết sức cẩn trọng khi dùng thuốc
Tôi bị viêm xoang mũi đã 6 năm nay, và trong đầu lại thấy có tiếng kêu ve ve. Vậy viêm xoang mũi có thể gây ra hiện tượng trên không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Văn Thế)
Trả lời:
Một người có thể nhận biết mình có bị viêm xoang hay không qua đánh giá năm triệu chứng chính và sáu triệu chứng phụ sau:
Năm triệu chứng chính gồm: nghẹt mũi; chảy mũi: chảy mũi trước, chảy mũi sau: khịt, khạc, ngửi kém, mất mùi; đau nhức mũi mặt (góc mũi mắt, vùng má, thái dương, vùng trán, vùng chẩm, đau sâu trong hố mắt); nhức đầu; sốt (thường ở viêm xoang cấp).
Sáu triệu chứng phụ gồm: nhức đầu (đỉnh, thái dương, chẩm gáy); ho dai dẳng (không có nguyên nhân ở họng hoặc khí phế quản); đau tai hay cảm giác đầy, căng, nặng trong tai; nhức răng; hơi thở hôi; mệt mỏi.
Có nhiều phương pháp điều trị viêm xoang. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau đơn giản; xông hơi; rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm; dùng thức ăn, uống nóng (trà, xúp); dùng thuốc chống sung huyết mũi (chống nghẹt mũi); nghỉ ngơi tối đa. Nếu các triệu chứng không cải thiện cần đi khám bác sĩ.
Chọc rửa xoang hàm được chỉ định trong một số trường hợp viêm bán cấp và viêm mạn. Một số trường hợp viêm xoang mạn cần được phẫu thuật khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn có 30-40% bệnh nhân tái phát. Việc tái phát viêm xoang tùy theo cơ địa, tùy loại viêm xoang bệnh nhân mắc phải và tùy thuộc việc bệnh nhân có tuân thủ các hướng dẫn điều trị, theo dõi của bác sĩ hay không.
Lưu ý, nếu bệnh nhân bị bệnh viêm xoang không được điều trị đúng mức có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mãn tính hay lao phổi giả do mủ từ xoang viêm chảy xuống họng. Bệnh nhân có ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều...; viêm họng mạn: rát họng, vướng họng, thường phải nuốt liên tục nên đôi khi có cảm giác nghẹn thở; viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: có thể do viêm xoang cấp hay mạn. Mắt bị mờ, thị lực giảm rất nhanh; viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ; viêm xương sọ; viêm màng não: bệnh nhân nhức đầu, cứng gáy, nôn...; viêm tắc tĩnh mạch hang: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy, lồi mắt, dãn tĩnh mạch vùng trán và mí mắt...; thậm chí bị áp xe não, viêm não.
Để ngừa viêm xoang, cần phòng và điều trị sớm khi bị cảm cúm. Có thể tiêm phòng cúm mỗi năm; rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi bắt tay người khác; ăn nhiều trái cây, rau quả; giảm stress. Ngoài ra nhớ tránh gió, bụi, khói (thuốc lá, nhang trừ muỗi, nhang bàn thờ, khói xe...), hơi hóa chất, máy lạnh, quạt máy; không để nghẹt mũi kéo dài; điều trị dị ứng kịp thời và đúng cách.
Trên thực tế có những bệnh nhân không theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc ở hai dạng: yêu cầu mổ khi chưa cần mổ (tốn kém không cần thiết mà phải chịu tỉ lệ tai biến của phẫu thuật); không chịu mổ khi có chỉ định mổ (sẽ dẫn đến các biến chứng nêu trên). Bệnh nhân tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc xịt mũi, nhỏ mũi để chống nghẹt mũi kéo dài hơn 10 ngày dẫn đến bị viêm mũi do thuốc, làm nặng thêm bệnh viêm mũi xoang đang có.
Bạn cần đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được tham khám trực tiếp, chẩn đoán kịp thời và có chỉ định điều trị.
Chúc bạn mau khỏi!
vấn đề về răng hàm mặt
Đặc biệt, khi bị loét dạ dày, bạn lưu ý không ăn đồ nếp quá nhiều gây nóng bụng, ợ chua (nhất là vào buổi sáng); không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, nho… sau khi ăn hải sản vì không những làm mất đi chất dinh dưỡng, mà còn gây khó tiêu vì các loại quả này có chứa axít nên khi tiếp xúc với protein có trong hải sản sẽ hình thành chất lắng đọng, dẫn đến khó tiêu, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn mửa.
Tuy nhiên khi dùng dạng viên sủi này cần chú ý, các tá dược chứa trong viên thuốc bao giờ cũng gồm có một chất tạo khí, đó là natri bicacbonat, có tính kiềm và acid hữu cơ như vitamin C (axid ascorbic). Khi bỏ viên sủi vào trong nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa chất kiềm và acid tạo thành muối ăn và các bọt khí CO2 trong dung dịch thuốc.
Vì vậy, không dùng dạng viên sủi cho những người buộc phải kiêng muối (người suy thận, tăng huyết áp). Đối với viên sủi chứa canxi, ngoài các đối tượng trên còn không dùng cho người bị canxi cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi hay bị bệnh sỏi thận.